Ngày Tết và những điều đặc biệt nên nhớ

Ngày Tết và những điều đặc biệt nên nhớ

Người Việt Nam luôn quan niệm, những ngày đầu năm mới nếu gặp nhiều điều tốt thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại. Xuất phát từ quan niệm đó nên từ xưa trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ trong ngày Tết Âm lịch. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ.

Bàn thờ ngày Tết

Tết chính là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam , bàn thờ cúng tổ tiên luôn là điều mà mỗi gia đình luôn chú trọng. Chăm chút bàn thờ, dâng lên những món quà tết được xem như sự chứng giám lòng thành của con cái tưởng nhớ đến công ơn của ông bà cha mẹ, đồng thời mong muốn ông bà cha mẹ phù hộ cho gia đình năm mới sức khỏe, vạn sự như ý.

Chính vì vậy, khi Tết đến xuân về mỗi gia đình luôn sắm sửa đầy đủ nhất cho bàn thờ ngày tết.

Bày biện bàn thờ

Bàn thờ là nơi ngự vị của ông bà, tổ tiên nên luôn được đặt trên cao và trang trọng. Chính vì vậy, bàn thờ phải luôn sạch sẽ, dụng cụ lau dọn cũng được dùng riêng. Nước lau bàn thờ được lấy từ nguồn nước sạch sẽ. Ngày 30 Tết thì việc bày biện bàn thờ phải được hoàn tất. Trên bàn thờ ngày tết thường có cặp bánh trương, cặp dưa hấu hay quả bưởi, các loại bánh mứt tết. Bên cạnh đó, việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30 và duy trì ít nhất đến ngày mùng 3.

Mâm ngũ quả

Trên bàn thờ của mỗi gia đình thì đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Tùy theo vùng miền và quan niệm khác nhau mà loại quả trong mâm ngũ quả cũng khác nhau. Miền Bắc thường là những loại quả như: chuối, bưởi, đào hồng. phật phủ,… Còn ở miền Nam là: mãng cầu xiêm, dừa (dưa hấu), đu đủ,…

Người ta quan niệm rằng mâm ngũ quả tượng trưng cho mong muốn : Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

Hoa trên bàn thờ

Bên cạnh mâm ngũ quả thì trên bàn thờ cần có hoa vạn thọ để cầu sức khỏe, sống thọ và do hoa có mùi thơm dễ chịu. Hoặc cũng có thể chưng những loại hoa tươi hoặc những lãng hoa để được lâu dài.

Cúng kiến ngày Tết

  • Cúng giao thừa

Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính của mỗi nhà.

Theo tương truyền, lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa dẹp bỏ những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

  • Cúng ông bà

Ngày cuối cùng của năm, mọi gia đình sẽ làm lễ rước ông bà về vui Tết với con cháu. Việc cúng ông bà, tổ tiên trong mấy ngày Tết thể hiện hiếu đạo của con cháu, đồng thời cũng có ý nghĩa cầu mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an, phát đạt suốt năm.

Tục lệ ngày Tết

  • Xông nhà (xông đất)

Theo quan niệm của người xưa, người đầu tiên bước chân vào nhà của gia chủ vào ngày mùng 1 Tết là người xông nhà (hay còn gọi là xông đất). Nhiều người tin rằng người xông nhà có liên quan đến vận hên, xui cho gia chủ năm đó…

Các cụ ngày xưa vẫn hay chọn người xông nhà là phải có tuổi không xung tuổi với năm đó, không xung tuổi với chủ nhà… Ngoài ra các cụ cũng chọn những người gia cảnh song toàn, con cháu đông đúc, hòa thuận và làm ăn thịnh vượng…

  • Hái lộc

Người Việt có tục đi hái lộc mỗi khi Tết đến đặc biệt là vào đêm giao thừa. Mọi người quan niệm đó là lộc của trời ban cho trong năm mới với ý nghĩa cầu mong một năm yên ấm, tài lộc dồi dào.

  • Đốt tiền vàng

Tục lệ đốt vàng mã đã có từ nhiều đời nay. Vàng mã thường là giấy vàng, bạc, vàng thoi… Người ta tin rằng, khi đốt nhưng đồ vàng mã này thì thế giới bên kia sẽ nhận được những lễ vật mình dâng cúng.

 

Share this post