Tết các vùng miền và những điều cần kiêng kị

Tết các vùng miền và những điều cần kiêng kị

Tết đến, khởi đầu một năm mới nên ai cũng muốn mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Ngày tết vì thế cũng có nhiều phong tục hơn: nào là tặng quà tết, nào là dọn dẹp, nào là mua sắm cho gia đình .v.v.. Chính vì vậy, ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tập tục kiêng kỵ ngày tế của 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam.

Những điều kiêng kị vào ngày tết của các vùng miền

  • Miền Bắc

+ Kiêng quét nhà: Sợ quét hết vận đỏ đi nên trong 3 ngày tết người miền Bắc kiêng quét nhà. Do đó, vào lúc giao thừa ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước. Và nếu có quét nhà trong 3 ngay tết thì cũng quét rác vào góc nhà, chờ qua ngày mồng 3 mới hốt rác đổ đi.

+ Kiêng cho lửa ngày tết: Vào ngày mùng 1 tết người ta rất kỵ khi người khác đến xin lửa nhà mình. Bởi trong quan niệm xưa lửa là đỏ, là may mắn. Và khi bạn cho đi may mắn thì cả năm sẽ gặp những điều xui xẻo.

+ Kiêng treo nhưng bức tranh xui xẻo như kiện tụng, đánh ghen,… thay vào đó là những bức tranh tài lộc như gà, lợn, cậu bé…

+ Kiêng cho nước đầu năm: Người ta thường có cầu chúc tiền vào như nước. Một khi bạn cho nước vào ngày đầu năm thì coi như mất đi lộc.

+ Rắc vôi ở 4 góc vườn: Để xua đuổi ma quỷ các gia đình ở vùng nông thôn thường rắc vôi ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng. Vì vậy, người ta thường nói: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

+ Xông nhà: Vào ngày đầu năm những người không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà. Để tránh xui xẻo những người có tang cũng không nên xông nhà người khác.

+ Không làm vỡ bát, đĩa: Bát, đĩa tượng trưng cho gia đình. Do đó, nếu bạn làm vỡ chúng vào ngày đầu năm mới thì gia đình dễ cãi nhau.

  • Miền Trung

Khác với miền Bắc, người miền Trung lại kiêng ăn một số món như thịt vịt, trứng vịt lộn trong ngày tết và cả tháng đầu năm mới. Người ta tin rằng ăn thịt vịt bạn sẽ gặp xui xèo. Bên cạnh đó, một số vùng còn sợ ăn tôm vì đi giật lùi như tôm.

Chưa hết, trong suốt tháng giêng âm lịch người ta kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng.

  • Miền Nam

+ Vào ngày đầu năm mới, một số vùng quê ở Nam Bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào dịp đầu năm. Bởi điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới.

+ Dù đi đâu cũng phải về nhà trước giờ giao thừa còn nếu không sau này người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

+ Ngày tết có khách đến chơi dù giờ nào đi chăng nữa thì gia chủ cũng phải dọn cỗ, mời uống rượu. Và khách dù có no cũng không được từ chối bữa ăn đó.

+ Ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch là ngày nguyệt kỵ nên hạn chế xuất hành.

+ Quét dọn nhà xong thì phải cất hết chổi. Còn nếu trong ngày tết mà mất chổi có nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

Những điều lành cho năm mới tràn ngập may mắn

  • Chó lạ vào nhà: Tục ngữ Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang.
  • Hoa mai: Nếu sau giao thừa hoa mai nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là điềm may mắn. Và càng may mắn hơn khi có những bông hoa 6 cánh.
  • Cây quất: Nếu cây quất nhà bạn có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc Đặc biệt, nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.
  • Cây đào: Gia đình bạn sẽ gặp nhiều phúc lộc nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng.
  • Mua muối: Ông cha ta có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. Và để cầu may mắn mọi người thường mua muối ngày đầu năm.

CÁC TIN LIÊN QUAN KHÁC:

Tim hiểu ý nghĩa, nguồn gốc sâu xa của giỏ quà tết 

Học cách chọn giỏ quà tết phù hợp với túi tiền

Lựa chọn quà tết đẹp ý mẹ chồng

Share this post